Menu Menu

Hotline tư vấn

0348133.131
Cẩm nang du học Nhật Bản

Tổng quan về đất nước mặt trời mọc

15-04-2024
5/5 (68 bình chọn)
Tổng quan về đất nước mặt trời mọc
Cùng DUHOC24H tìm hiểu tại sao Nhật Bản lại mang tên miền đất hứa hấp dẫn bậc nhất các bạn nhé!

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

Bài viết giới thiệu về Nhật Bản dưới đây sẽ đưa bạn đến với “đất nước mặt trời mọc” đầy huyền bí. Tại sao Nhật Bản được mệnh danh là thiên đường đầy tiềm năng? Khung cảnh thiên nhiên, nền văn hóa truyền thống, con người Nhật Bản có gì ấn tượng? Cùng Duhoc24h khám phá ngay nhé!
 
1. Giới thiệu về Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc
Nhật bản là đảo quốc có lịch sử cùng nền văn hóa lâu đời từ hàng nghìn năm. Đây chắc chắn là địa điểm du lịch lý tưởng với đa dạng những nét đặc sắc để du khách thỏa sức khám phá. Cùng tìm hiểu những thông tin giới thiệu chung về Nhật Bản dưới đây để biết thêm nhiều điều về “đất nước mặt trời mọc” này nhé! 
 
                                                                            Giới thiệu về Nhật Bản
 
1.1. Tổng quan về nước Nhật
Giới thiệu về Nhật Bản: Đây là một đảo quốc thuộc châu Á, bao gồm 6852 hòn đảo nhỏ với tổng diện tích 377.975 km2. Trong đó, 5 hòn đảo chính và quan trọng nhất là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Okinawa và Kyushu. Số dân Nhật Bản đứng thứ 11 trên thế giới, đồng thời quốc gia này còn có mật độ dân số và tốc độ đô thị hóa cao.
Nhiều bằng chứng khảo cổ cho rằng, vùng đất Nhật bản xuất hiện từ thời kỳ đồ đá cũ. Cũng có ghi chép đề cập đến quốc gia này có từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Trong giai đoạn đầu, nền văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng từ nhiều vùng đất khác, nhất là Trung Quốc.
Về sau, nước Nhật dần thoát khỏi sự chi phối, hình thành nền văn hóa riêng biệt, đặc sắc và huyền bí như hiện nay. Để biết chi tiết hơn, bạn hãy tham khảo thông tin giới thiệu về Nhật Bản bên dưới nhé!
 1.2. Vị trí địa lý của Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở Đông Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Trên thực tế Nhật Bản chính là một quốc đảo gồm có 4 đảo chính. Bao gồm: Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku cùng nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Trong đó, đảo Honshu chiếm tới 60% diện tích của cả nước. Nhật Bản cũng là quốc gia thường được biết đến với rất rất nhiều núi và núi lửa. 
 
 
                                                                   Nhật Bản là quốc gia thuộc khu vực Đông Á
Tiêu biểu là ngọn núi cao nhất, biểu tượng của đất nước hoa anh đào là Núi Phú Sĩ. Ngoài ra những quốc gia và lãnh thổ nằm lân cận vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc và Đài Loan. Xa hơn về phía Nam Nhật Bản là Philippines cùng quần đảo Bắc Mariana. Với vị trí địa lý thuận lợi như thế đã Nhật Bản dễ dàng giao thương với các nước. 
 
                                     Ngọn núi Phú Sỹ – biểu tượng của nước Nhật
Ngoài ra với vị trí trải dài như thế, thiên nhiên Nhật Bản cũng trở nên đa dạng. Bạn có thể trải nghiệm tuyết mùa đông ở vùng Hokkaido Nhật Bản. Nhưng cùng thời điểm, bạn cũng có thể trải nghiệm cái nắng của Tokyo. 
 1.3. Nền kinh tế của Nhật Bản
Khi chúng ta tìm hiểu thông tin giới thiệu về Nhật Bản thì thấy đây là nước nghèo nàn về tài nguyên. Trong khi đó dân số chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nên phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nơi đây lại được biết đến như “đất nước mặt trời mọc” với nền kinh tế rất phát triển nhờ các chính sách phù hợp. Kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi trong khoảng năm 1945 - 1954 và phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973. Điều này khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
 
                                   Nền kinh tế Nhật Bản từng có sự phát triển đáng kinh ngạc
 
Nhật Bản cũng là một nước có nền kinh tế – công nghiệp – tài chính thương mại – dịch vụ – khoa học kĩ thuật lớn thứ hai trên thế giới. Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng ở vị trí hàng đầu thế giới. Nhật Bản có vô vàn tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, Nhật Bản còn là một đất nước nổi tiếng về du lịch. Vì thế nên ngành dịch vụ du lịch, khách sạn và nhà hàng cũng đang ngày càng phát triển ở đây.
 1.4. Các tỉnh thành của Nhật Bản
Giới thiệu khái quát về Nhật Bản: Đây là một quốc đảo, bao gồm 6852 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, 5 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Okinawa và Kyushu. Trên bản đồ, nước Nhật được chia thành 8 vùng: Tohoku, Chubu, Kanto, Kinki, Shikoku, Kyushu, Chugoku và đảo Hokkaido.
                                                                    Tokyo là thủ đô của Nhật Bản
Nhật Bản có 47 tỉnh thành, trong đó Hokkaido là tỉnh có diện tích lớn nhất – hơn 83 triệu km2. Các tỉnh còn lại hầu hết có diện tích vừa và nhỏ, nhỏ nhất là Kagawa chỉ 1 triệu km2. Dân số nước Nhật tập trung đông đúc tại các vùng đô thị và thành phố lớn như Tokyo, Osaka và Nagoya. Trong đó, Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, nằm ở vùng Kanto.
 1.5. Ở Nhật Bản sử dụng ngôn ngữ gì?
Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản là tiếng Nhật. Tiếng Nhật được chia thành nhiều ngữ điệu khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ tiêu chuẩn có nguồn gốc từ phương ngữ Tokyo được coi là ngôn ngữ chính. Còn ngôn ngữ sử dụng tại quần đảo Amami và Okinawa có sự khác biệt so với tiếng Nhật chuẩn.
 
                                                             Tiếng Nhật là ngôn ngữ phổ biến tại Nhật Bản
Theo nhiều nguồn thông tin giới thiệu về Nhật Bản, đất nước này còn sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Orok, tiếng Evenki, tiếng Nivkh, tiếng Ainu… Trong số đó, tiếng Ainu đang dần biến mất và được người Nhật xếp vào loại ngôn ngữ hiếm cần được bảo tồn.
 
2. Giới thiệu về Nhật Bản – Khí hậu và thời tiết
Khi giới thiệu về Nhật Bản thì không thể bỏ qua đặc điểm về khí hậu. Những đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Hầu hết các miền của Nhật Bản đều phân chia thành 4 mùa rõ rệt. Mùa hè thì ấm và ẩm, bắt đầu xuất hiện khoảng giữa tháng 7.
 
                                                              Khí hậu Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt
Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa được biết đến là dễ chịu nhất trong năm. Ở Nhật Bản những mùa này có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa mát mẻ. Vậy nên khắp quần đảo Nhật Bản đều có thể thấy những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt. Là một quần đảo nằm phía Tây Thái Bình Dương, vậy nên Nhật Bản cũng thường xuyên phải hứng chịu rất nhiều những thiên tai như sóng thần, động đất.  
                                                             Mùa xuân và mùa thu tại Nhật khá dễ chịu
Tuy nhiên, với hệ thống cảnh báo vô cùng phát triển, những nhà trắc địa và nghiên cứu khí hậu Nhật Bản có thể dự báo và đo lường tình huống thời tiết xấu nhất. Tuy nhiên chỉ ở một mức độ nhất định nhưng có khả năng cảnh báo cho người dân biết trước nhằm kịp thời xử lý. Vậy nên bạn nên tìm hiểu thời tiết trước 1 tuần khi đi du lịch Nhật Bản. Điều này sẽ giúp bạn có chuyến du lịch Nhật Bản an toàn và hoàn hảo nhất.
 
                                                          Bạn nên tìm hiểu tình hình thời tiết trước khi đến Nhật Bản
 
3. Giới thiệu về con người Nhật Bản
 Con người Nhật Bản nổi tiếng bởi đức tính chăm chỉ, cần cù và kỷ luật. Chính nhờ yếu tố con người đã đưa Nhật bản trở thành quốc gia phát triển bậc nhất châu Á. Cùng tìm hiểu thông tin giới thiệu về con người Nhật Bản dưới đây để hiểu thêm về họ nhé!
 3.1. Các dân tộc ở đất nước Nhật Bản
Giới thiệu sơ lược về Nhật Bản: Quốc gia này có 3 dân tộc cùng sinh sống, họ là:
 Dân tộc Yamato: Dân tộc Yamato trước đây từng sống tại vùng Hondo. Hiện nay, hầu hết người Nhật là con cháu của dân tộc Yamato.
 
                                                                                       Người Yamato
Dân tộc Ainu: Dân tộc Ainu chủ yếu sống trên đảo Hokkaido và các hòn đảo nhỏ khác trải dài từ Hokkaido đến Nga. Giai đoạn 1868 – 1912, chính phủ Minh Trị khai phá vùng Hokkaido và đưa người Yamato đến sinh sống. Đồng thời, chính quyền cũng trao quyền công dân cho người Ainu bản địa để họ trở thành công dân Nhật Bản như hiện nay.
                                                                                  Người Ainu
Dân tộc Ryukyu: Dân tộc Ryukyu sống tại tỉnh Okinawa, quần đảo Amami (tỉnh Kagoshima ngày nay). Trước đây, Ryukyu từng là vương quốc phát triển thịnh vượng. Đến năm 1609, Vương quốc Ryukyu bị xâm lược và biến thành một nước chư hầu thuộc Nhật Bản. Năm 1871, chính phủ Minh Trị xóa bỏ tên vương quốc Ryukyu, biến nó trở thành một phần của nước Nhật.
                                                                                    Người Ryukyu
3.2. Các tín ngưỡng tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tín ngưỡng tôn giáo phức tạp. Theo các thông tin giới thiệu về Nhật Bản, hai tôn giáo chính được tôn sùng tại đây là Phật giáo và Thần đạo – Shinto. Ngoài ra, người Nhật cũng rất trọng đạo Khổng. Tuy nhiên, trên thực tế họ coi Khổng giáo giống như một chuẩn mực về đạo đức hơn là tôn giáo.
                                                                 Thần đạo Shinto là tôn giáo phổ biến nhất tại Nhật Bản
 
4. Văn hóa và phong tục tập quán của con người Nhật Bản
Trong văn hóa và phong tục tập quán, người Nhật Bản cũng có nét đặc sắc rất riêng khác biệt với bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Cùng tìm hiểu những thông tin giới thiệu về văn hóa Nhật Bản sau đây để khám phá nét độc đáo khác biệt của người Nhật.
 4.1. Văn hóa về chào hỏi
Giới thiệu về Nhật Bản đầu tiên phải nói đến văn hóa chào hỏi đặc trưng của người Nhật. Tất cả lời chào đến từ người Nhật Bản đều đi kèm với một cái cúi chào. Người Nhật tuân thủ theo nguyên tắc:
 Ai nhìn thấy trước chào trước
Người nhỏ tuổi hơn/ cấp dưới phải chào trước
Người Nhật không có thói quen bắt tay. Tuy nhiên, với họ việc bắt tay cũng không được xem là hành động thất lễ.
                                                                   Văn hóa chào hỏi của người Nhật
Cách chào cơ bản của người Nhật Bản: Hai người đứng đối diện nhau, cách nhau một khoảng, cúi người xuống 20 – 30 độ và giữ nguyên từ 2 – 3 giây. Đối với phụ nữ, nếu không cầm gì, họ sẽ chụm hai tay đặt tại vị trí dưới cơ thể và cúi chào. Nếu đang ngồi trên ghế thì phải đứng dậy để cúi chào. Hoặc nếu ngồi trên sàn thì đặt úp hai lòng bàn tay xuống sàn, hai bàn tay cách nhau 10 – 20cm, cúi đầu thấp xuống sàn nhà 10 – 15cm.
 4.2. Văn hóa xin lỗi
Đối với người Nhật, hành động ngồi quỳ sát đất thể hiện lời xin lỗi chân thành và sâu sắc. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài, hành động này giống với việc thờ cúng, không liên quan tới bất kỳ ý nghĩa nào như xin lỗi. 
                                                                Người Nhật dùng hành động quỳ để bày tỏ lời xin lỗi
 4.3. Trang phục truyền thống – Kimono
Trang phục truyền thống của Nhật Bản là Kimono, trong tiếng Nhật nó có nghĩa là “đồ để mặc”. Ngày nay, do tính chất yêu công việc, người Nhật không còn sử dụng Kimono mặt hằng ngày như trước. Kimono thường được sử dụng trong các dịp lễ tết, tiệc cưới… và các lễ hội nhằm quảng bá, giới thiệu về Nhật Bản.
 Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới. Hoa văn, màu sắc trên Kimono nữ cũng nổi bật và đặc sắc hơn, trong khi Kimono dành cho nam giới thường có màu tối, sẫm và không trang trí hoa văn.
                                                                                     Kimono Nhật Bản
Đặc biệt, Kimono của nữ chỉ có một kích cỡ duy nhất. Khi mặc, phụ nữ chỉ cần bó trang phục sao cho vừa với thân mình là được. Tại Nhật có hai loại Kimono phổ biến: Kimono tay rộng và Kimono tay ngắn. Tùy theo sở thích mà người Nhật sẽ chọn loại Kimono mình muốn.
                                                                           Trang phục Yukata dành riêng cho mùa hè
Bên cạnh Kimono, người Nhật còn mặc yukata dành riêng cho mùa hè. Loại trang phục này được may bằng vải cotton nhẹ nhàng và thoáng khí. Tuy nhiên, Yukata không được phép mặc để bước vào những chỗ trang trọng, đông người vì nó được xem như quần áo ngủ mang phong cách cổ xưa.
 4.4. Văn hóa ăn uống 
Trước khi dùng bữa, người Nhật sẽ đợi tất cả mọi người có mặt đông đủ ngồi vào bàn ăn và đợi người lớn tuổi ăn uống trước. Họ sẽ không ngồi uống trước hoặc uống một mình. Mọi người thường cùng nhau nói “xin cảm ơn tất cả mọi người” hoặc “cạn chén”. Ngoài ra, trước bữa ăn, người Nhật thường nói “itadakimasu” để cảm ơn những loài động vật, thực vật đã hy sinh để họ có được bữa ăn ngon.
 
                                                             Người Nhật thường nói cảm ơn trước bữa ăn
Người Nhật có thói quen ăn cơm bằng đũa, khi ăn họ sẽ đặt đũa theo hướng ngang. Vì người Nhật quan niệm rằng, đũa hướng thẳng vào người là không tốt. Họ cũng kiêng không ngoáy đũa hoặc bới thức ăn khi dùng bữa. Đặc biệt, người Nhật không để đồ ăn thừa, họ cho rằng để thừa đồ ăn hoặc làm rơi vãi thức ăn là hành vi rất bất lịch sự.
 
                                            Người Nhật có thói quen đặt đũa theo hướng ngang
Sau bữa ăn, người Nhật sẽ sắp xếp lại bát đũa như ban đầu và nói câu “gochisosamadeshita”, có nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”. Họ làm như vậy để thể hiện sự trân trọng với đầu bếp và cả nguyên liệu dùng để chế biến ra món ăn. Văn hóa ăn uống cũng là một nét rất đặc sắc mỗi khi người ta giới thiệu về đất nước Nhật Bản.
 4.5. Lối sống thường nhật 
Giới thiệu khái quát về Nhật Bản: Người ở đây có lối sống cực kỳ ngăn nắp và tỉ mỉ. Nhà ở của người Nhật thường khá nhỏ và đa số họ sống ở chung cư thay vì nhà riêng. Lối sống của người Nhật cũng rất giản dị, điều này thể hiện qua cách bài trí nhà cửa, đồ đạc…
 Vì Nhật Bản là đất nước thường xuyên chịu thiên tai động đất, sóng thần nên nội thất trong nhà càng tối giản càng tốt. Tuy nhiên, trong sự tối giản vẫn toát lên nét tinh tế của người Nhật.
 
                                                         Người Nhật có lối sống giản dị
Trong đời sống hằng ngày, người Nhật không thể thiếu đồng hồ. Họ rất chú trọng thời gian và cực kỳ đúng hẹn. Đối với người Nhật, các quy định xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức và luôn được họ đặt lên hàng đầu. Họ luôn luôn giữ đúng lời hứa và không tùy tiện hứa hẹn với người khác. Chữ tín là một trong những điều đáng tự hào mỗi khi người Nhật tự giới thiệu về Nhật Bản.
 4.6. Văn hoá trà đạo
Trà đạo là nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Sự cầu kỳ, tinh tế của nó khiến cả thế giới phải thán phục. Văn hóa trà đạo không đơn thuần là những phép tắc pha trà và uống trà, thông qua đó, người Nhật truyền tải những giá trị tinh thần cần có.                                                                                                                            Văn hóa trà đạo tinh tế của người Nhật
Tinh thần trà đạo nổi tiếng với 4 chữ:
 “Hòa”: Sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
“Kính”: Tôn trọng bề trên, yêu thương bố mẹ, bạn bè và con cháu.
“Thanh”: Tâm hồn thanh tịnh và thanh khiết.
“Tịnh”: Sự vắng lặng, yên tĩnh khiến con người cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái và tĩnh lặng.
 4.7. Văn hóa truyền thống Sumo
Mỗi khi giới thiệu về Nhật Bản, không thể không nhắc đến văn hóa Sumo độc đáo. Văn hóa Sumo có lịch sử từ hơn 2000 năm về trước, dành cho những người có vóc dáng vượt trội. Môn võ cổ truyền Sumo thể hiện rõ tinh thần của Thần đạo – nền văn hóa tín ngưỡng cao nhất trong lòng người Nhật.
                                                                         Văn hóa truyền thống Sumo
Trong một cuộc thi đấu, các võ sĩ Sumo sẽ thực hiện nghi lễ chính cùng những điệu múa cổ truyền. Thông qua điệu múa, Sumo thay mặt người dân Nhật cảm tạ trời đất và cầu mong một mùa vụ bội thu. Cũng vì vậy, Sumo là được là niềm tự hào trong văn hóa Nhật Bản.
 4.8. Văn hóa đón Tết 
Giới thiệu về văn hóa Nhật Bản, không thể bỏ qua lễ tết độc đáo của quốc gia này. Trước thế kỷ 19, Nhật Bản đón tết Nguyên Đán tương tự như Việt Nam. Đến năm Minh Trị thứ 5, Nhật Hoàng đã ký sắc lệnh áp dụng lịch phương Tây trong đời sống cho đến ngày nay. Phong tục đón tết tại Nhật Bản hết sức độc đáo, có thể kể đến như:
 Treo Shimenawa trước cửa nhà
Người Nhật quan niệm cây thông mang sự may mắn và trường thọ, cây tre là chiếc thang đón thần năm mới đến nhà. Vì vậy, vào năm mới, người Nhật thường đặt cây Kadomatsu hoặc cây nêu gồm những cành cây xếp vào những ống tre vát chéo trước cửa nhà hoặc công ty.
 
                                                                   Treo Shimenawa trước cửa
Osechi ryori – bữa ăn truyền thống vào dịp tết
Osechi ryori là bữa ăn đặc biệt bao gồm: rau thái mỏng, đậu luộc, hải sản và một số món ăn khác. Người Nhật sẽ trang trí chúng trong chiếc hộp gọi là Jubako. Từng món ăn cần được chuẩn bị trước khi kết thúc năm cũ và dùng trong năm mới. Mỗi món ăn tượng trưng cho cho một điều may mắn trong năm mới như sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, may mắn và mùa màng bội thu.
                                                                    Bữa ăn đặc biệt Osechi ryori
Trước bữa ăn Osechi ryori, người Nhật uống một loại rượu thảo dược gọi là Otoso. Họ quan niệm nếu uống rượu Otoso sẽ giúp họ tránh khỏi những cám dỗ từ quỷ dữ.
 Ăn bánh Ozoni vào mùng 1 Tết
Có một truyền thuyết kể rằng thần Toshidon đã xuất hiện vào mùng 1 tết để ban tặng bánh dày Ozoni cho các em bé ngoan ngoãn. Từ đó, người Nhật thường ăn bánh Ozoni vào dịp này với mong muốn được hưởng món quà từ thần linh. Theo thời gian, nó đã trở thành một tập tục ăn sâu vào văn hóa người Nhật.
                                                                            Bánh dày Ozoni
  Lì xì đầu năm
Người Nhật có truyền thống viết thiệp để gửi những lời chúc cho những người mà họ yêu quý vào dịp đầu năm. Phong tục này cũng phần nào thể hiện được văn hóa “cảm ơn” của người Nhật. 
                                                    Trẻ em Nhật thường nhận được những bao lì xì vào ngày Tết
 Thờ cúng tổ tiên và những vị thần
Năm mới là thời điểm người Nhật Bản thờ cúng tổ tiên và những vị thần. Họ sẽ đặt các loại bánh dày, bánh Tokonoma lên bàn thờ nhằm bày tỏ lòng thành kính và mong được gia tiên, thần linh phù hộ. 
                                                                 Người Nhật có tập tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần
Tham gia trò chơi dân gian
Vào dịp đầu năm, người Nhật thường thả diều Takoage. Những chiếc dù có hình thù, họa tiết trang trí hết sức độc đáo được họ thả bay trên bầu trời mang theo nhiều ước nguyện cho năm mới.
                                                                     Thả diều Takoage truyền thống
Lễ chùa đầu năm
Người Nhật có thói quen đi chùa đầu năm để cầu mong may mắn và hạnh phúc cho năm mới. Họ thường mua những lá bùa, rút quẻ xăm và lấy đó làm chỉ dẫn cho năm tới.
                                                                     Lễ chùa đầu năm ở Nhật
 
5. Khám phá Nhật Bản qua các địa điểm du lịch hấp dẫn
Nhật Bản là thiên đường du lịch với nhiều địa điểm tham quan vô cùng hấp dẫn. Sau đây Hoàng Việt Travel sẽ giới thiệu về Nhật Bản thông qua những địa điểm du lịch đặc trưng tại đây.
 Cung điện hoàng gia Tokyo: Cung điện hoàng gia Tokyo có diện tích rộng tới 7.5 km2 gồm nhiều tòa nhà hành chính, cơ quan lưu trữ, viện bảo tàng và những khu vườn tuyệt đẹp. Nơi đây giống như một công viên rộng lớn với những thảm cỏ xanh trải dài.
                                                                    Cung điện hoàng gia Tokyo
Quảng trường Shibuya: Quảng trường là biểu tượng cho cuộc sống hiện đại tại Tokyo. Vào giờ cao điểm, nơi đây có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tấp nập, vội vã để bắt kịp guồng quay công việc.
                                                                   Quảng trường Shibuya
Đền Sensoji: Sensoji là ngôi đền lâu đời nhất, biểu tượng của thủ đô Tokyo. Trước đến là lối vào dài khoảng 200m với nhiều gian hàng để du khách tham quan mua sắm. Tương truyền rằng vào thế kỷ 7, hai ngư dân đã vô tình tìm thấy bức tượng thần Kannon. Sau đó, vị trưởng thôn của họ đã quyết định dùng nhà riêng để xây nên ngôi đền.
                                                                      Đền Sensoji
Tháp truyền hình Tokyo: Tháp truyền hình Tokyo là điểm du lịch nổi tiếng được đông đảo du khách ghé thăm mỗi khi đến với thủ đô của Nhật Bản. Tòa tháp này là công trình kiến trúc nhân tạo cao nhất Nhật Bản với chiều cao 634m. Tháp Tokyo còn thường xuyên được chọn làm biểu tượng mỗi khi người ta giới thiệu về đất nước Nhật Bản.
                                                              Tháp truyền hình Tokyo về đêm
 
6. Các mùa lễ hội nổi tiếng của người Nhật
Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa hết sức độc đáo, không giống với bất cứ dân tộc nào khác. Đặc biệt, nét văn hóa đậm chất Nhật Bản được thể hiện rõ nét qua những lễ hội truyền thống. Lễ hội cũng góp phần giới thiệu về đất nước và con người Nhật Bản đến đông đảo bạn bè quốc tế. 
 Lễ hội Oshougatsu
Khác với những quốc gia châu Á khác, người Nhật từ lâu đã không còn đón tết âm lịch. Dù vậy, những nét văn hóa đặc trưng của phương Đông vẫn luôn được lưu giữ trong dịp tết truyền thống tại đây. Tuy nhiên trong phong tục tập quán Nhật Bản cũng tồn tại những nghi thức khác biệt mang đậm chất “xứ sở phù tang”.
                                                          Người Nhật đi lễ chùa vào dịp lễ hội Oshougatsu
Vào dịp lễ Oshougatsu, người Nhật ăn cơm tất niên, viết thiệp, lì xì cho trẻ nhỏ và đi lễ chùa đầu năm… Họ cũng dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón mừng năm mới. Bữa cơm tất niên được người Nhật chuẩn bị rất chu đáo với nhiều món ăn truyền thống làm từ hải sản và ngũ cốc. Lễ hội là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, trò chuyện vui vẻ trong không khí ấm áp, hạnh phúc.
 Lễ hội Hanami
Lễ hội Hoa anh đào – Hanami được diễn ra vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 hàng năm, khi hoa anh đào nở rộ. Lễ hội do chính phủ tổ chức và đích thân Thủ tướng Nhật chủ trì. Lễ hội độc đáo này đã góp phần giới thiệu về Nhật Bản với bạn bè quốc tế. 
                                                                    Lễ hội Hoa anh đào – Hanami
Vào dịp lễ hội Hanami, mọi người cùng nhau tụ tập ăn uống, ca hát, trò chuyện dưới gốc hoa anh đào trong không khí ấm cúng, hài hòa. Ngoài ra, các bạn trẻ còn tổ chức chèo thuyền ngắm hoa trên dòng sông hay tản bộ dưới hàng anh đào trong công viên vô cùng lãng mạn.
 Lễ hội Tanabata
Lễ hội Tanabata hay còn gọi là lễ hội Ngưu lang Chức nữ diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm. Vào dịp này, người Nhật thường viết những lời cầu nguyện vào mảnh giấy và treo chúng lên một cành tre. Màu sắc chủ đạo của đồ vật trang trí cành tre là hồng, trắng, vàng, xanh lục, đen.
                                                                    Trang trí cây tre trong lễ hội Tanabata
Khi lễ hội kết thúc, người ta mang tất cả tre và đồ trang trí lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đốt đi. Đặc biệt, vào ngày lễ Tanabata, những cặp đôi yêu nhau cũng đến đền thờ cầu nguyện được hạnh phúc trọn vẹn.
 Lễ hội Domatsuri
Lễ hội Domatsuri còn được gọi là lễ hội mùa hạ. Người Nhật tổ chức dịp đặc biệt này nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật. Vào ngày hội, người dân địa phương diễu hành trên những chiếc thuyền trang trí rực rỡ. Thuyền sẽ đưa họ dọc theo các dòng sông, các đoàn thuyền phía sau tiếp tục nối đuôi nhau dọc theo thuyền dẫn đầu. 
                                                          Diễu hành thuyền trong lễ hội Domatsuri
 
7. Nền ẩm thực phong phú – Tinh hoa văn hóa Nhật
Nhật Bản có nền ẩm thực hết sức đa dạng và phong phú. Giới thiệu về ẩm thực Nhật Bản, người Nhật luôn tự hào về những món ăn không chỉ thơm ngon mà còn rất đẹp mắt, tinh tế khiến thực khách thán phục. Mỗi tỉnh thành lại có một nét đặc trưng ẩm thực riêng mang đến những trải nghiệm đặc sắc khác nhau. 
                                                            Món sushi đặc trưng trong ẩm thực Nhật Bản
Giới thiệu về món ăn Nhật Bản, không thể không nhắc đến sushi, trà đạo và những món bánh làm từ bột gạo. Ngoài ra, họ còn có món basashi, gỏi cá lóc, thịt bò kobe, dưa hấu đen, dưa vàng… rất nổi tiếng.
 
8. Giới thiệu về Nhật Bản về những điều cấm kỵ
Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa đặc biệt với nhiều lễ nghi, phong tục khác lạ. Dưới đây là thông tin giới thiệu về đất nước Nhật Bản – những điều cấm kỵ bạn nên biết:
 Khi dùng bữa, bạn không được cắm đũa vào bát cơm.
Nên cắt móng chân, móng tay vào ban đêm.
Bạn không nên tặng quà hay làm bất cứ điều gì cho người Nhật liên quan tới con số 4. Vì họ cho rằng số 4 là số xui xẻo, phát âm giống từ “tử”.
Không nên vừa đi vừa ăn.
Không nên huýt sáo vào buổi tối.
Tránh tặng khăn mùi xoa cho người Nhật. Vì việc tặng khăn mùi xoa mang ý nghĩa muốn cắt đứt quan hệ.
Không được dùng đũa chuyền thức ăn hoặc gắp thức ăn cho người khác.
Bạn nên cúi đầu và dùng hai tay để đưa hoặc nhận đồ vật từ người Nhật, đặc biệt là người lớn tuổi.
Không nên đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ.
Không được xả rác ra đường.
Không nói chuyện điện thoại trên tàu vì đó là hành động thô lỗ và vô lễ.
                                                      Giới thiệu về Nhật Bản – những điều cấm kỵ
 
Trên đây là bài viết giới thiệu về Nhật Bản mà DUHOC24H muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về đất nước và con người của “xứ sở phù tang”. Để biết thêm nhiều thông tin du lịch thú vị khác, bạn hãy truy cập website duhoc24h.com.vn nhé!
Bài viết được xem nhiều
Đi du học Hàn Quốc có khó không?
Đi du học Hàn Quốc có khó không?

05-04-2024

Du học Hàn Quốc dễ hay khó phụ thuộc chủ yếu vào bạn. Bạn hãy tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ cho kế hoạch du học của mình để việc du học trở nên thuận lợi hơn!
Kinh nghiệm đi du học ở Mỹ
Kinh nghiệm đi du học ở Mỹ

07-09-2021

Kinh nghiệm đi du học ở MỹKinh nghiệm đi du học ở MỹKinh nghiệm đi du học ở MỹKinh nghiệm đi du học ở Mỹ
Du học ngành nấu ăn tại Nhật Bản
Du học ngành nấu ăn tại Nhật Bản

22-03-2024

Du học ngành nấu ăn tại Nhật Bản, tỉ lệ việc làm 100%, cùng tìm hiểu ngành nghề đang "hot" này nhé!
Kinh nghiệm du học Hàn Quốc
Kinh nghiệm du học Hàn Quốc

08-04-2024

Du học Hàn Quốc là việc bạn học tập tại Hàn Quốc với các cấp học khác nhau. Hiện nay, du học tại “xứ sở kim chi” đang là xu hướng của nhiều học sinh, sinh viên bởi sự hiệu quả về chất lượng giáo dục và tối ưu chi phí, đặc biệt là cấp học đại học và thạc sĩ. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị hành trang cho hành trình vươn tới ước mơ Hàn Quốc.
Thông báo tuyển sinh tháng 04/2024
Thông báo tuyển sinh tháng 04/2024

22-03-2024

Thông báo tuyển sinh trường Nhật ngữ KYORITSU kì tháng 10/2024
Hoạt động du học tại Úc
Hoạt động du học tại Úc

07-09-2021

Hoạt động du học tại ÚcHoạt động du học tại ÚcHoạt động du học tại ÚcHoạt động du học tại ÚcHoạt động du học tại Úc
Bài viết liên quan
7 điều cần phải biết khi đi du học Nhật Bản phát báo
7 điều cần phải biết khi đi du học Nhật Bản phát báo

26-04-2024

Du học Nhật Bản phát báo là ngành mà được rất nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn, đặc biệt là Việt Nam. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về du học ngành phát báo ở Nhật Bản này. Ý kiến của bạn thì sao?
Nên đi lao động hay xuất khẩu lao động? Sự so sánh khác biệt
Nên đi lao động hay xuất khẩu lao động? Sự so sánh khác biệt

25-04-2024

Nên đi lao động hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản? So sánh sự khác biệt. Cùng Duhoc24h tìm hiểu các bạn nhé.
Tổng quan về du học Nhật Bản
Tổng quan về du học Nhật Bản

13-04-2024

Du học Nhật Bản với lợi thế môi trường sống an toàn, thân thiện, sự kết hợp tinh tế hài hòa giữa văn hóa phương Đông – phương Tây. Tất tần tật về du học Nhật Bản dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn.
Khi đi Du học Nhật Bản tôi có thể làm thêm các công việc gì?
Khi đi Du học Nhật Bản tôi có thể làm thêm các công việc gì?

21-03-2024

Ngoài thời gian học thì thời gian làm việc ra sao? Những công việc nào tôi được làm tại Nhật Bản? Mức lương mà tôi nhận được khoảng bao nhiêu tiền trong 1 tháng?
Bình luận
Đăng ký tư vấn
Gửi ngay
Xem thêm:


CÔNG TY CP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN 24H

Mã số doanh nghiệp: 0108422021

Điện thoại:  0246.2545828

Địa chỉ: Số 16D, Khu đấu giá 3ha, Phố Phúc Minh, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

 
TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC 24H

Giấy phép số 4414 do Sở giáo dục Đào tạo thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2018

To top
messenger icon zalo icon
call icon