Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Do cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của từng loại vi rút, trên vỏ hạt của vi rút cúm A có chứa hai kháng nguyên gây nhiễm bao gồm: Hemaglutinin - chất ngưng kết hồng cầu (viết tắt là H), Neuraminidase - enzim tan nhầy (viết tắt là N). Hai kháng nguyên này có khả năng giúp vi rút cúm bám dính được vào thành tế bào để đột nhập và làm tổn thương những tế bào hô hấp.
Nhóm vi rút cúm A có 16 phân type HA (từ H1 đến H16) và 9 phân type NA (từ N1 đến N9), và sự tái tổ hợp (reassortment) giữa các phân type HA và NA, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Với đặc tính cấu tạo đặc biệt, vi rút cúm A có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc kháng nguyên để gây nên những triệu chứng nguy hiểm ở người hiện nay như cúm A/H1N1, H5N1, H7N9...
Bệnh cúm A có khả năng lây nhiễm rất cao và lan truyền nhanh trong cộng đồng, tuy nhiên, mức độ lây nhiễm của các chủng virus là khác nhau. H7N9 và H5N1 chủ yếu lây nhiễm ở động vật và chỉ đôi khi lây sang người.
Virus cúm A (H5N1) ở người hiện nay chủ yếu lây từ gia cầm sang người, chưa ghi nhận trường hợp lây truyền từ người sang người. Virus này xâm nhập vào cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm bệnh hoặc chất thải của chúng, trong các hoạt động như chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ… Thậm chí, gia cầm có vẻ khỏe mạnh nhưng có thể mang virus A (H5N1). Ngoài ra, việc nhiễm bệnh cũng có thể xảy ra qua đường ăn uống, khi ăn phải gia cầm nhiễm bệnh hoặc sản phẩm từ chúng mà chưa được nấu chín kỹ. Các hành vi như ăn tiết canh, vệ sinh cá nhân kém, hoặc bàn tay không sạch cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập.
Bệnh nhân nhiễm cúm A (H5N1) thường có các triệu chứng sốt cao thành cơn hoặc liên tục trong cả ngày. Nhiệt độ có thể tăng lên tới 40-41°C, nhưng cũng có những trường hợp chỉ sốt nhẹ ở mức 38-38,5°C, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính. Triệu chứng da nóng đỏ thường xuất hiện khi bệnh nhân sốt cao, kèm theo tím môi và đầu chi khi có dấu hiệu suy hô hấp. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, đau mỏi cơ thể và đau quanh hốc mắt. Trong những trường hợp nặng, có thể xuất hiện rối loạn ý thức.
Bệnh diễn tiến nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể được cứu sống. Do đó, cần đặc biệt chú ý nếu ở khu vực có gia cầm chết nhiều, và có những người xuất hiện triệu chứng như ho, sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể...
Virus cúm A (H7N9) là một chủng mới có nguồn gốc từ gene của virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm sang người, gây ra viêm phổi nặng với diễn tiến nhanh và tỷ lệ tử vong cao (trên 27%).
Nguồn lây nhiễm chính của cúm A (H7N9) là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm bệnh hoặc môi trường nhiễm virus như chuồng trại, phân, chất thải của gia cầm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguồn lây nhiễm không rõ ràng và đường lây chính của virus vẫn chưa được xác định, do virus này không gây triệu chứng lâm sàng ở gia cầm, khiến việc xác định cách thức lây nhiễm sang người trở nên khó khăn. Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy virus H7N9 có khả năng lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đều bị viêm phổi nặng, với các triệu chứng như sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên, thông tin về các bệnh do virus H7N9 gây ra vẫn còn hạn chế.
22-03-2024
05-04-2024
13-04-2024
29-05-2024
30-05-2024
30-05-2024
16-10-2024
16-10-2024
15-10-2024
14-10-2024
14-10-2024
11-10-2024
11-10-2024
10-10-2024
30-09-2024
29-09-2024
Giấy phép số 4414 do Sở giáo dục Đào tạo Thành Phố Hà Nội cấp