Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Đức hiện nay đang nằm trong top 3 những nước được các cử nhân quốc tế yêu thích, lựa chọn làm điểm đến để nâng cao trình độ chuyên môn, tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp lâu dài.
Theo báo cáo về sinh viên quốc tế của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức hồi tháng 9/2023, năm học 2022-2023 có hơn 458.000 du học sinh theo học tại Đức, tăng 4% so với năm ngoái. So với 2014, thời điểm chính phủ Đức phê duyệt chính sách giáo dục miễn phí, con số này đã tăng 52%.
Trong số này, gần 146.000 sinh viên theo đuổi ngành kỹ thuật, chiếm 31,8% và tăng 7% so với hai năm trước. Những ngành học khác được sinh viên quốc tế ưa thích là Luật, Kinh tế và Khoa học xã hội, với tổng cộng hơn 87.000 người.
Sinh viên nước ngoài đang theo học tại CHLB Đức
Theo kết quả khảo sát cho thấy gần 70% du học sinh muốn ở lại Đức tìm việc sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên ở lại mười năm sau khi đặt chân tới Đức là 45%, cao hơn ở Canada (44%) – một trong những nước thu hút du học sinh đông nhất thế giới.
Điều này khá dễ hiểu, bởi Đức được xem là một trong những quốc gia tân tiến nhất thế giới. Quốc gia này còn sở hữu hệ thống giáo dục tuyệt vời, đa dạng và chất lượng. Sinh viên được sàng lọc và đào tạo khắt khe, hiệu quả với mức chi phí khá “dễ chịu”. Trong đó, có tới 16 bang miễn chi phí học đại học.
Theo số liệu được thống kê bởi Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay Việt Nam có hơn 190.000 du học sinh đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài. Trong đó, tại khu vực châu Âu, số lượng du học sinh Việt Nam tại Đức năm 2022 là hơn 7.500 người. Đây là một con số không quá cao nhưng cũng không thấp, thậm chí số lượng du học sinh Việt Nam tại Đức còn có xu hướng tăng trong tương lai.
Dù mức chi phí học tập và sinh hoạt không quá “đắt đỏ” như tại Mỹ, Anh, Úc, …, nhưng đại bộ phận du học sinh tại Đức vẫn dành thời gian để đi làm thêm. Điều này không những giúp họ trang trải cuộc sống mà còn nâng cao khả năng giao tiếp và tích lũy thêm nhiều trải nghiệm ở “xứ người”.
Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này phải được xin trước khi bắt đầu tham gia lao động.
Song, nếu bạn là sinh viên chính thức của một trường Đại học, Cao đẳng bất kỳ, bạn sẽ được miễn giấy phép này với điều kiện không được làm thêm quá 120 ngày hoặc 240 buổi (nửa ngày) trong năm.
Trường hợp làm thêm cho trường mình đang theo học thì cách tính này sẽ linh hoat hơn. Tuy nhiên, sinh viên vẫn phải xin được giấy phép làm thêm so với số giờ quy định trên.
Trong trường hợp thực tập, nếu kì thực tập có quy định trong chương trình học thì sẽ không cần xin Giấy phép Lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Nhưng nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học thì sinh viên buộc phải có Giấy phép Lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày.
Sinh viên dự bị Đại học chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè, nghỉ đông. Việc này cũng cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý, cấp phép.
Đối với các sinh viên du học nghề, trong quá trình học đã có thực hành ở các cơ sở đào tạo, do vậy chỉ được đi làm thêm 10h/tuần. Mức lương làm thêm ở mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau, mức lương tối thiểu theo quy định của Đức là 12 Euro/h từ ngày 1/10/2022.
Nếu mức thu nhập của các bạn sinh viên dưới 520 Euro/tháng sẽ không phải đóng thuế. Thu nhập cao hơn 520 Euro/tháng sẽ phải đóng thuế theo quy định của nhà nước. Bên cạnh thuế thu nhập, các bạn còn phải trả thêm phí lương hưu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,... Không có hạn mức tối đa thu nhập của sinh viên, tuy nhiên các bạn cần đảm bảo số giờ làm việc không quá thời gian được cho phép.
Ở Đức, sinh viên sẽ không khó để tìm kiếm được các công việc như bồi bàn ở quán cafe, quán ăn nhanh, bán hàng tại siêu thị,… Mức lương ở đây khoảng 10 - 12 Euro/h, chưa kể tiền tip.
Công việc làm thêm tại Đức
Dưới đây là một số lựa chọn làm thêm phổ biến dành cho du học sinh Việt Nam tại Đức:
Dịch vụ ăn uống: Đây là công việc phổ biến nhất mà sinh viên lựa chọn. Mặc dù mức lương có thể không quá hấp dẫn, nhưng công việc này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, đồng thời đem đến cho sinh viên quốc tế cơ hội để khám phá thành phố, giao lưu cùng đồng nghiệp, khách hàng. Để đủ điều kiện ứng tuyển, trình độ tiếng Đức của bạn ít nhất phải đạt trình độ A2.
Công việc học thuật: Đây là nhóm công việc tốt nhất dành cho sinh viên với mức lương tương đối cao. Sinh viên có thể làm trợ giảng, hỗ trợ ở thư viện, phòng hành chính hoặc làm trợ lý nghiên cứu cho Giáo sư. Công việc cụ thể có thể kể đến làm việc vặt, chuẩn bị bài giảng, chấm bài cho học sinh, in ấn tài liệu,... Ngoài mức lương hấp dẫn, làm việc trong trường cũng giúp sinh viên trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm và là một điểm cộng lớn khi đi xin việc sau này.
Lĩnh vực bán lẻ: Tại Đức, có rất nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, ngành này cũng thường có nhu cầu tuyển dụng theo ca khá nhiều.
Bạn có thể bắt đầu với tin tức từ Sở Lao động của khu vực mình sống. Họ thường có riêng một mục chia sẻ các công việc phù hợp với sinh viên. Với những công việc học thuật và gói gọn trong nội bộ trường đại học, hãy tìm đến phòng Nhân sự - Hành chính của trường để xin danh sách những vị trí đang cần người. Nếu bạn là một sinh viên xuất sắc, bạn cũng có thể nhận được sự chú ý từ chính giảng viên của mình và được nhận lời mời làm trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu cho họ. Với những công việc bên ngoài khác, hãy tham khảo các nền tảng tìm việc trực tuyến tại Đức như appjob, Monster, Glassdoor,...
22-03-2024
30-05-2024
05-04-2024
22-03-2024
13-04-2024
30-05-2024
16-05-2024
25-04-2024
15-04-2024
04-04-2024
22-03-2024
26-03-2024
Giấy phép số 4414 do Sở giáo dục Đào tạo Thành Phố Hà Nội cấp